Theo đó, anh Trần V.D (sinh năm 1987, trú tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cùng vợ đã đến showroom này để mua xe một chiếc Mitsubishi Xpander số sàn. Sau khi đặt cọc 20 triệu đồng để ký hợp đồng mua xe và được sự đồng ý của đại lý, anh V.D đã lái thử chiếc Mitsubishi Xpander số tự động để trải nghiệm chất lượng và dịch vụ xe tại đây.
Đây là chiếc xe chuyên dùng cho khách thử với quãng đường ngắn. Tuy nhiên, tai nạn không may đã xảy ra.
Khi lái xe trở lại đại lý, trong lúc đưa xe vào bãi đỗ với tốc độ rất chậm, anh D đạp nhầm chân ga, khiến chiếc xe tăng tốc bất ngờ, lao thẳng vào vách kính ngăn khu tiếp khách của showroom. Hậu quả, cả mảng kính trên cao vỡ tan, đổ sập xuống mũi xe gây hư hại lớn ở phần đầu xe: đèn phải vỡ, nắp ca-pô móp méo, nứt kính chắn gió...
Rất may mắn cả ba người trên xe gồm vợ chồng anh V.D và nữ nhân viên bán hàng không ai bị thương.
Sau tai nạn, chiếc xe trải qua hai lần đánh giá thiệt hại và báo giá cuối cùng để khắc phục lên tới 112 triệu đồng.
Qua đàm phán thương lượng, anh phải đền bù khoảng 30 triệu đồng cho showroom. Hiện gia đình anh đã trả trước 15 triệu đồng.
Anh Trần V.D cho biết: "Tôi mới có bằng từ trước Tết và chỉ làm quen với xe số sàn. Khi lái chiếc xe số tự động không quen dẫn đến xử lý sai. Đây cũng là bài học kinh nghiệm lớn cho bản thân".
Tuy nhiên, anh V.D cho rằng, mức đền bù của mình phải chịu khá là cao. Anh phải chi tiền thay thế một số linh kiện, phụ tùng bị hỏng theo yêu cầu của showroom, trong khi bảo hiểm đã đồng ý khắc phục sửa chữa ở hạng mục này (cản trước 17 triệu, cụm đèn pha phải 16 triệu và nắp capô 11 triệu đồng).
Giám đốc dịch vụ Mitsubishi Cầu Diễn, ông Trần Văn Thông cho biết, đây là rủi ro không mong muốn cả giữa showroom và khách hàng. "Chiếc Mitsubishi Xpander dùng làm xe cho khách thử cần phải đảm bảo chất lượng tốt nhất nên chúng tôi không thể chỉ khắc phục sửa mà phải thay mới toàn bộ phụ tùng hư hại", ông Thông lý giải.
Trước đây, đã xảy ra nhiều vụ tai nạn tương tự khi khách hàng lái thử xe. Gần đây nhất vào tháng 3/2018, khách hàng của Đại lý Mazda Phạm Văn Đồng (Hà Nội) lái thử và gây tai nạn làm hư hại chiếc Mazda CX-5, chi phí khắc phục gần 100 triệu đồng. Vị khách này may mắn hơn khi được bảo hiểm chi trả toàn bộ mà không phải đền bù khoản tiền nào.
" alt=""/>Đạp nhầm chân ga khi lái thử xe, khách hàng phải đền 30 triệuNgay cả những tổ chức có tiềm lực lớn, nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ nhiều nguồn đầu tư tại Trung Quốc cũng đã rút lui khỏi trading-card game của Valve. Họ cho rằng Artifactđã có một màn ra mắt tệ hại từ cuối tháng 11 năm ngoái đến nay và đây được coi là nguyên nhân chính khiến các tổ chức esports Trung Quốc không còn mặn mà với bộ môn này.
Nền thể thao điện tử chuyên nghiệp Trung Quốc là nơi đầu tiên cấp hợp đồng cho các players trên quy mô lớn, rộng khắp hơn cả các quốc gia phương Tây.
Vào tháng 12 vừa qua, Douyu và Varena đã phối hợp tổ chức Varena Artifact League (VAL), giải đấu mang tính bước đệm để nâng tầm những tài năng esports. Theo đó, các players có thành tích cao tại VAL đều nhận được những bản hợp đồng từ các tổ chức esports tầm cỡ như EHOME, Keen Gaming, LGD Gaming, Newbee, Oh My God, Rogue Warriors và ViCi Gaming.
Một số tổ chức esports Trung Quốc đã bày tỏ sự nghiêm túc với bộ môn Artifactvào cuối năm ngoái. Đơn cử như trường hợp của Keen Gaming, tổ chức đang sở hữu một nhiều players Artifacthàng đầu – bao gồm Jason “Jasonzhou” Zhou và Zhang “Doudou” Xiaoyu.
Newbee cũng đã “lấn sân” sang Artifactkhi điền tên Shan “MieGod” Yang, player kỳ cựu của Hearthstone, vào danh sách thi đấu trading-card game của Valve.
Tóm lại, danh sách các tổ chức esports Trung Quốc quyết định thôi không đầu tư vào Artifactnữa gồm:
Vào hôm qua (10/3), xuất hiện nhiều tin đồn cho rằng một loạt các teams ArtifactTrung Quốc đã đi đến quyết định giải thể. Thông tin này đã được xác nhận và hiện chỉ có một team duy nhất của Trung Quốc vẫn còn gắn bó với Artifactkhi các cựu players của Keen Gaming và Weibo eSports kết hợp cùng nhau.
Hiện trạng ảm đạm cùng sự im lặng tới đáng ngờ của Valve cũng khiến cho nhiều tổ chức esports phương Tây không còn tha thiết với Artifact– đáng kể là trường hợp của Virtus.pro, tổ chức thể thao điện tử hàng đầu CIS, đã sa thải 2/3 players thuộc biên chế team Artifact vào cuối tháng trước.
Bản thân Artifactcũng thiếu hụt các giải đấu tầm cỡ và chưa hề có bất cứ một giải “Major” nào trong suốt hai tháng qua, kể từ OGA PIT Series trị giá 10,000 USD.
Mảng esports đã mịt mù, lượng người chơi phổ thong của Aritfactthậm chí còn khiến Valve phải thở dài qua mỗi tuần lễ. Vào hôm kia (09/3), Richard Garfield, Trưởng nhóm thiết kế gameplay của Artifact, đã rời khỏi Valve và kết thúc quá trình bốn năm gắn bó với dự án này. Lần gần đây nhất tựa game vượt mốc hơn 1,000 người chơi cùng thời điểm là vào ngày 16/02 - gần một tháng trước.
Về phía công ty mẹ, Valve vẫn chưa phát ra bất cứ thông báo chính thức nào trên tài khoản Twitter kể từ đoạn tweet cuối cùng vào ngày 21/12 – tức là cách đây đã gần ba tháng trời.
"Tôi sẽ đăng ảnh một con mèo mỗi ngày cho đến khi Artifact chịu tweet thì thôi", Artibuff, chuyên trang về nội dung Artifact, bày tỏ sự chua chát trên Twitter
Không có gì bất ngờ khi Valve quyết định hủy bỏ hệ thống giải đấu Aritfactchuyên nghiệp trị giá một triệu USD – vốn được họ lên kế hoạch trong quá trình quảng bá sản phẩm mới vào cuối năm ngoái.
Ban đầu, hệ thống giải đấu Artifacttrị giá một triệu USD sẽ được tổ chức vào Quý I năm 2019. Nhưng khi mà ba tháng đầu tiên trong năm đã sắp hết, chúng ta vẫn chưa có thêm bất cứ thông tin chính thức nào về nó.
Có lẽ, điều mà cộng đồng game thủ quan tâm nhất ở thời điểm hiện tại là khi nào Artifactđóng cửa, Valve thừa nhận thất bại và dồn sức cho một sản phẩm khác có tương lai, triển vọng hơn – như Dota Auto Chesschẳng hạn.
2016 (Theo VPEsports)
" alt=""/>Artifact bị giới chuyên nghiệp Trung Quốc ruồng rẫy